Hội mở mặt – hát Đúm xã Phục Lễ (Thủy Nguyên)

lễ hội mở mặt Hải Phòng

Tổng Phục Lễ xưa nay là địa bàn thuộc các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Phục Lễ, Tam Hưng là nơi sản sinh ra những làn điệu hát Đúm đằm thắm, trữ tình, quê hương của những cô thôn nữ xinh đẹp, duyên dáng, e ấp sau những chiếc khăn che mặt mà mỗi năm chỉ được mở duy nhất một lần vào các dịp hội làng.

Do vậy, hội làng không chỉ là những ngày vui của các thiếu nữ mà còn của các chàng trai, họ được gặp gỡ, nhắm nhìn dung mạo của các cô gái họ để ý, cũng nhau cất lên những khúc hát giao duyên, để rồi sau mỗi ngày hội, nhiều đôi trai gái đã cũng nhau ước hẹn gắn kết trăm năm.

Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên là một trong những địa bàn của quê hương hát Đúm. Một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như chùa Phục Lễ cổ kính, đền Bạch Đằng và miếu Thành hoàng.

Tour du lịch lễ hội Hạ Long Hội Xuân truyền thống Phục Lễ được tổ chức từ ngày mùng 2 đến hết ngày mùng 6 Tết, đây được xem là một trong những lễ hội đón xuân tiêu biểu của huyện Thủy Nguyên. Du lịch lễ hội Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi tại nhiều địa điểm của xã như Sân vận động, trụ sở UBND và nhà văn hóa xã, các di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Du lịch lễ hội Hạ Long giá rẻ

Sau lễ khai mạc hội Xuân, xã sẽ tổ chức nhiều giải thi đấu thể dục thể thao mừng Xuân như bóng đá, bóng bàn, cờ tướng, kéo co… Nhân dịp này, xã còn long trọng tổ chức lễ dâng hương tại các di tích, cầu cho “Quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đây cũng là dịp để con cháu địa phương bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với các vị Thành hoàng làng.

Một trong những hoạt động đặc sắc nhất của hội xuân Phục Lễ chính là hội hát Đúm gắn với tục mở mặt của các cô gái. Xã Phục Lễ xưa thuộc địa bàn tổng Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, do vậy hội mở mặt và hát Đúm Phục Lễ không chỉ là lễ hội của 1 địa phương mà còn là lễ hội chung của của cả tổng.

Tìm về nguồn gốc của lễ hội, không ai rõ người con gái tổng Phục Lễ bắt đầu có lệ dùng khăn che mặt từ bao giờ, chỉ biết theo tích xưa kể lại người con gái Tổng Phục nổi tiếng xinh đẹp, nguyên nhân là do hướng chùa làng được coi là hướng “Chùa tiên” nên cô nào cô nấy đều má hồng, môi đỏ thắm. Tuy nhiên do quanh năm phải làm việc vất vả nên các cô đều dùng khăn bịt mặt để khỏi nắng sém má hồng.

Như vậy lúc đầu tập tục bịt mặt của người phụ nữ Phục Lễ xuất phát từ nhu cầu lao động “Phục Phả bịt mặt, Hà Nam vá trôn” lâu dần mà thành tục lệ đẹp, hễ người con gái chưa chồng thì thường dùng khăn che mặt để giữ gìn vẻ đẹp kín đáo và cũng chính là để tránh những ánh mắt trêu đùa của các chàng trai. Do vậy, thời xưa nam nữ cho dù vẫn thường giáp mặt nhau những chàng trai vẫn không hề hay biết dung mạo cô gái và vì vậy chỉ vào dịp hội làng thì các chàng trai mới được biết mặt cô gái mà mình hâm mộ.

Chẳng hẹn mà nên vào ngày hội làng các chàng trai, cô gái đều mặc những trang phục đẹp nhất cùng trổ tài thi thố qua các làn điệu hát đúm ngọt ngào, đằm thắm. Khoảng khắc được mong chờ nhất của lễ hội chính là lúc các thiếu nữ Phục bỏ khăn che trước ánh mắt ngưỡng mộ của dân làng. Ngày xưa, vào hội các cô gái không bỏ khăn che xuống ngay mà chỉ khi hát đối đáp với các chàng trai mà họ cảm thấy tâm đầu ý hợp thì cô gái mới chịu bỏ khăn che cho chàng trai được ngắm nhìn dung mạo của mình.

lễ hội mở mặt Hải Phòng
lễ hội mở mặt Quảng Ninh

Khi bắt đầu cuộc hát hễ chàng trai muốn hát với một cô gái nào thì chàng đó tiến đến và hỏi ý trừng của cô gái và nếu cô đồng ý thì sẽ đưa tay ra cho chàng nắm và như vậy họ sẽ tay trong tay gửi trao những lời hát yêu thương, trữ tình. Qua những câu hát, cũng chính là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức, khả năng ứng đối nhanh và ướm lời yêu thương giữa đôi bên nam nư. Hát đúm mở đầu bằng hát gặp. hát mừng tuổi nhau, sau là hát huê tình, chinh phu, chinh phụ…  cuối cùng hát ra về là kết thúc.

Trong các ngày hội xưa, bên cạnh sự hấp dẫn của hội mở mặt và những làn điệu hát đúm đằm thắm thì trong lễ hội còn nhiều trò vui và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn khác như chơi cờ người, trò đánh đu, đánh vật, thi làm cỗ chay, thi dệt vải…

Bên cạnh hội xuân hát Đúm, hàng năm nhân dân xã Phục Lễ còn tổ chức các lễ hội tưởng nhớ các vị thành hoàng làng của địa phương. Tục truyền nhân dân của Phục Lễ từ xưa đã duy trì lệ thờ cúng 4 vị thành hoàng. Vị thứ nhất là Mai Đình Nghiễm, theo thần tích ngài là một tướng thời Trần, đã chỉ huy nhân dân tổng Phục Lễ vào vùng rừng ven sông Chanh (một chi lưu của sông Bạch Đằng chảy xuyên qua thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh rồi đổ ra biển Đông) đốn gỗ, đẽo cọc chuẩn bị cho trận đại phục kích trên sông Bạch Đằng ngày 9 – 4 – 1288.

Tương truyền, Mai Đình Nghiễm còn được Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ đi dò xét, nắm bắt tình hình thực tế của quân giặc. Ông chỉ huy một đội quân dũng cảm, có tài bơi lặn thường xuyên lặn xuống sông đục thuyền giặc. Ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ được nhân dân chôn cất trọng thể tại địa phận xã Phục Lễ ngày nay.

Để tưởng nhớ công lao, nhân dân địa phương đã dựng miếu thờ trước mộ phần của ông. Vị thứ hai là Quý Minh Đại Vương, một bộ tướng tâm phúc của Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ 18). Vị thứ ba và thứ tư là Trần Hộ và Trần Độ hiệu là Phổ Hộ, Phổ Độ. Hai ngài vốn là 2 anh em ruột, người gốc châu Ái (thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa ngày nay), là nhân vật lịch sử thời Trần có công phò Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh giặc Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng.

Đức thánh họ Mai được thờ tại đền Bạch Đằng (miếu bến đò). Lễ tế thần được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng, tháng Tám, tháng Chạp âm lịch hàng năm. Bên cạnh lễ tế thành hoàng Mai Đình Nghiễm, vào mùng Một tháng Chạp, làng cũng tổ chức lễ dâng hương tế miếu thành hoàng để tưởng nhớ tam vị thành hoàng Quý Minh Đại Vương, Trần Hộ và Trần Độ.

Du lịch Hạ Long giá rẻ Lễ thượng nguyên chùa Kiến Linh được tổ chức trong 2 ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng. Lễ thượng nguyên (sự mở đầu cao nhất) hay còn gọi là lễ Thiên quan tích phúc thuộc các lễ hội Tam nguyên có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian hòa nhập với Phật giáo. Du lịch Hạ Long Lễ thượng nguyên giành cúng Thiên quan tích phúc được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng để cầu trời ban phúc lành, thu hút đông đảo người dân với quan niệm truyền thống của người Việt “Lễ Phật cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tour du lịch Hạ long

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn