Lễ hội chọi trâu hàng năm tại đất Đồ Sơn

Chọi trâu đồ sơn

Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải. Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Tour du lịch đồ sơn 1 ngày xem hội chọi trâu   …..  Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

 

Chọi trâu đồ sơn
Lễ hội chọi trâu 2014

 

  Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì  không ai biết, nhưng những truyền thuyết về lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Du lịch Đồ Sơn để xem Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn.

        Để có những ngày hội náo nức, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng trời. Theo người dân Đồ Sơn thì điều quan trọng bậc nhất là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn… mới tìm được con trâu vừa ý.

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các  chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.

Chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người, mà còn là một thú chơi lắm công phu, từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì, kỳ công. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian truân. Trâu chọi phải có đủ 16 yếu tố về đầu, mặt, trán, tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi, bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu. Sau khi mua được trâu, quá trình tập luyện cũng rất công phu. Trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết, nâng cao sức chịu đựng, dẻo dai. Rồi tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, màu sắc rực rỡ trong hội và đánh thức khả năng tự vệ và tiến công… Khi giao đấu, 2 trâu lao thẳng vào nhau và chiến đấu với nhiều tình huống, miếng đánh hấp dẫn: Hổ vồ, đánh dập, luồn sừng, bẻ, lật ngược đối thủ những pha chọi khiến cho lễ hội của Đồ Sơn mạnh mẽ hơn. Hiểm hóc là miếng quỳ, hai chân trước gập xuống, mài mặt sát đất, ghì sừng tống hầu và miếng chọc mắt. Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu chọi trở thành biểu tượng cho ý nguyện và khí phách của người Đồ Sơn.

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn