Mứt Đà Lạt trong lòng du khách

Mứt dâu tằm Đà Lạt

Có thể nói Đà Lạt là kinh đô của mứt Việt Nam. Mứt ở những nơi khác chỉ sản xuất và bày bán vào dịp Tết còn ở đây mứt có mặt quanh năm, thường trực. Bước vào chợ Đà Lạt là bước ngay vào thế giới mứt. Ngay lối vào tầng trệt chợ Đà Lạt là 150 gian hàng chuyên bán các loại đặc sản của Đà Lạt. Bao quanh chợ là khoảng 50 gian hàng nữa. Và áp đảo các loại trà, cà phê, atisô… là những màu sắc rực rỡ của mứt. Nếu có dịp đi du lịch Đà Lạt bạn nhớ mua vài gói mứt về làm quà nhé. Màu đỏ tươi của các loại mứt dâu, màu nâu óng của các loại mứt khoai lang, màu vàng ươm của mứt mơ, xanh mướt của mứt đào… Những màu sắc như đồng xướng bài hợp ca đủ cung bậc mời chào: “Hãy nếm thử!” Nghề làm mứt ở Đà Lạt hình thành từ cuối thập niên 1950 đầu 1960, bắt đầu từ những cơ sở chế biến trái dâu tây. Các lò Viên Phú, Tám Thanh… là những tên tuổi cựu trào của nghề làm hàng đặc sản ở Đà Lạt bắt đầu từ việc làm rượu dâu và mứt dâu. Khu vực Trại Hầm là nơi tập trung trồng cây mận và thế là các loại mứt mận ra đời. Cây hồng thì chiếm lĩnh khu vực Cầu Đất, Trạm Hành và nơi này trở thành địa chỉ khai sinh của các loại mứt hồng. Khoai lang chủ yếu trồng ở Đức Trọng nên các lò mứt khoai lang tập trung ở đây. Các loại mứt làm từ dâu, hồng, mận, và khoai lang là những đặc sản được du khách đến Đà Lạt mua nhiều nhất. Tham khảo: bạn biết gì về atiso Đà Lạt Có khoảng 30 loại mứt đặc biệt chỉ Đà Lạt mới có. Đó là biến tấu của các loại mứt làm từ trái dâu tây – nào dâu confiture, nào kẹo dâu khô, nào kẹo dâu bạc hà… Từ trái mận, người Đà Lạt chế biến thành các loại mứt mận khô, mận xí muội… Từ trái hồng lại có hồng khô, hồng giòn, hồng dẻo… Củ khoai lang dân dã cũng biến thành thứ mứt đặc biệt Đà Lạt với đa dạng hình thức và hương vị – khoai lang dẻo, khoai lang giòn, khoai lang gừng… Cả những nông sản như đậu, càrốt, khoai tây, bí… cũng thành mứt đặc sản. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển thì lại sinh ra những loại mứt mới làm từ dâu tằm.

Mứt dâu tằm Đà Lạt
Mứt dâu tằm Đà Lạt

Mứt Đà Lạt chủ yếu để bán cho du khách Đã lùi xa lắm rồi những buổi xế nhâm nhi tách trà cắn miếng mứt ngọt. Mà mứt truyền thống cũng không thể đội lốt làm snack được, nên chúng chỉ có thể tồn tại dưới dạng quà cáp của những khách du lịch có dịp ghé kinh đô mứt Đà Lạt. Đà Lạt phong phú các loại mứt đến thế nhưng người Đà Lạt lại không ăn mứt Đà Lạt! Cả người lớn lẫn trẻ con không ai nghĩ đến chuyện ra chợ mua mứt về ăn chơi hay tráng miệng sau bữa cơm. Khi hỏi lý do thì một số phụ nữ bảo là sợ mập nên không ăn ngọt. Đa số lại ngạc nhiên: “Mứt mà ăn làm gì?”. Những hương vị khêu gợi, những màu sắc “khiêu khích” của mứt khi đã thành thường trực cận kề thì hình như mất hết sức hấp dẫn đối với người dân địa phương. Người Đà Lạt chỉ mua mứt vào dịp tết và khi đó lại mua các loại mứt truyền thống như mứt gừng, mứt hạt sen… Các quầy hàng đặc sản vào dịp này cũng bán chủ lực các loại mứt truyền thống ấy. Xem ẩm thực đêm Đà Lạt Ở Đây Người Đà Lạt chỉ mua mứt đặc sản Đà Lạt để làm quà biếu khách phương xa. Và chỉ có khách phương xa mới thích thú những món mứt Đà Lạt. Cô gái Phương Dung từ Tiền Giang sau khi bất chấp mưa gió mua được 200.000 đồng mứt đủ loại đã cho biết: “Tôi đi chơi Đà Lạt nhiều lần, lần nào cũng mua mứt về làm quà cho gia đình và bạn bè. Mứt ở đây ngon và nhiều loại lạ”. Nhưng những du khách như Phương Dung cũng đâu phải ăn mứt? Họ ăn kỷ niệm, ăn những hoài nhớ, ăn những mộng tưởng về một thành phố luôn lãng mạn trong tâm tưởng họ.

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn