Độc đáo lễ hội đình Trà Cổ – Quảng Ninh.

Từ xa xưa, người Trà Cổ đã có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc và đậm nét văn hóa cổ truyền của người dân Bắc Bộ và hoạt động tiêu biểu nhất chính là lễ hội Đình Trà Cổ – nét đặc sắc văn hóa của người Việt. Lễ hội Đình Trà Cổ diễn ra tại ngôi đình làng Trà Cổ. Vào ngày hội, tất cả những người con xa quê hương đều tham dự. Nó không chỉ thu hút người dân mà còn thu hút khách thập phương từ mọi miền đất nước và cả khách nước ngoài đến với Hạ Long Quảng Ninh. Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 30/5 đến ngày 6/6 âm lịch. Lễ hội đình Trà Cổ góp phần thúc đẩy du lịch Hạ Long Quảng Ninh phát triển.

– Lễ hội trước kia: Trước kia lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động và nghi thức. Trước khi mở hội mấy ngày, vào ngày 25/5 đã có một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 thì thuyền từ Trà Cổ chỉ mất 2 ngày là về đến nơi. Tục truyền rằng đó là do có tổ tiên phù hộ nên tàu đi nhanh hơn. Và ngay đêm 30/5, dân chúng Trà Cổ tiến hành lễ rước nhang theo nghi thức cổ truyền, khói hương thơm ngát, đèn nến sáng trưng. Đình làng ngập trong tình cảm sâu lắng tôn nghiêm. Xem tour du lịch Hạ Long Quảng NInh 2020 giá rẻ TẠI ĐÂY

Đình Trà Cổ - Quảng Ninh - Địa danh nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch
Đình Trà Cổ – Quảng Ninh – Địa danh nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch

Sáng mùng 1/6 là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước Vua ra miếu) với nghi thức rất đặc sắc. Có đội quân đi đầu cầm mã tấu, kiếm, chùy, cờ thần, bát âm, bát cứu, tiếp đến là người cầm cờ vía mặc áo đỏ, đai lưng thêu rồng, phượng lộng lẫy. Người cầm cờ vía là người cường tráng, trẻ đẹp và là người có đạo đức, tiêu biểu của làng. Sau cờ vía là 12 ông đám cùng những người đi khênh kiệu. Sau họ có 2 cô đào, thường là người Vạn Xuân chuyên hát ả đào, vừa đi vừa hát trong nhịp trống phách xốn xang. Sau đó là các vị chức sắc và quần chúng đông đảo, kéo dài và vui náo nức ở Hạ Long. Bạn hãy làm một tour du lịch Hạ Long hè 2020 để được thưởng thức hương vị biển và lễ hội ở Hạ Long, Quảng Ninh.

Lễ hội Đình Trà Cổ Quảng Ninh có nét văn hoa dân gian đặc biệt
Lễ hội Đình Trà Cổ Quảng Ninh có nét văn hoa dân gian đặc biệt

Theo lệ xưa được duy trì đến nay, trước khi vào lễ hội, làng Trà Cổ,  lại họp chọn ra 12 người, gọi là cai đám, để chuẩn bị cho lễ hội năm sau. Cai đám phải là những người trung tuổi, khoẻ mạnh, biết làm ăn, có đạo đức và lối sống lành mạnh, gia đình thuận hoà, không vướng tang ma. Những người được làng chọn cũng rất vinh dự và tự hào, vì theo quan niệm của người xưa, gia đình nào làm tốt công việc cai đám thì sẽ được lộc, mạnh khoẻ, ăn nên làm ra…Đáng chú ý, cho dù hoàn thành tốt nhiệm vụ thì mỗi người chỉ được vinh dự làm cai đám một lần trong đời mà thôi. Từ đầu năm, mỗi cai đám sẽ nuôi một con lợn. Sau khi mua về nhà, chú lợn này không gọi là lợn nữa mà được gọi là “Ông Voi”, được coi như linh vật của thần. “Ông Voi” Hạ Long Quảng Ninh được chăm sóc chu đáo, ăn ngon, ngủ có mắc màn để tránh ruồi muỗi. Khi “hắt hơi xổ mũi” thì có bác sĩ thú y thăm khám. Các bạn có thể tham khảo tour Hạ Long 2020 tại đây.

Lễ hội Đình Trả Cổ là 1 nét văn hóa của nhân dân Trà Cổ rất háo hức đón chờ
Lễ hội Đình Trả Cổ là 1 nét văn hóa của nhân dân Trà Cổ rất háo hức đón chờ

Chiều ngày 30-5 âm lịch tại Hạ Long Quảng Ninh, sau lễ tế gia tiên, các cai đám sẽ dùng cũi sơn đỏ có mái che nắng rước “Ông Voi” đã được tắm rửa sạch sẽ ra xếp thành hai hàng trước sân đình để chầu thần. Sau lễ tế cáo yết thần, Ban tổ chức lễ hội sẽ dùng thước đo từ đầu đến đuôi, đo vòng cổ từng “ông”. “Ông” nào thân dài nhất, vòng cổ to nhất, đẹp nhất sẽ giành giải nhất. Ngay sau phần chấm giải, các “Ông Voi” trở lại là những chú lợn bình thường, gia đình cai đám có thể bán luôn cho thương lái ngay tại cổng đình hoặc đưa về nhà giết thị khao họ hàng. Riêng “Ông Voi” đạt giải nhất thì được giữ lại để mổ tế thần. Trong mâm lễ, ngoài thủ lợn, không thể thiếu túm lông đuôi của “Ông Voi” này. Lễ trao thưởng cho cai đám có “Ông Voi” giải nhất sẽ được tổ chức vào sáng ngày chính hội hôm sau. Trong suốt những ngày hội đình, các cai đám sẽ phải túc trực ở đình, cùng ban tổ chức lo các việc cúng lễ, đèn nhang cho đến khi xong hội mới thôi. Họ được dân làng kính trọng gọi là “ông đám”.

Sáng 1-6 âm lịch – chính hội, làng tổ chức đám rước thần. 12 cai đám mới được bầu cho lễ hội năm sau đảm nhiệm phần khiêng kiệu và cầm lọng đi hai bên. Đi đầu đám rước sẽ là phường bát âm, đội kèn đồng của xứ đạo Tràng Vĩ. Đám rước đi từ đình ra miếu Đôi, làm lễ cáo yết thành hoàng rồi quay trở lại đình. Dọc hai bên đường đám rước đi qua, các gia đình bày các mâm quả, sản vật biển như tôm, cua v.v.. thắp hương thành kính để tỏ lòng biết ơn trời đất, thần linh và tổ tiên năm qua đã phù hộ cho mạnh khoẻ, cuộc sống ấm no, đi khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Các nghi lễ tế thần được tiếp diễn trong các ngày hội còn lại. Trong những ngày hội thường có một số trò chơi được tổ chức như cướp cờ, kéo co, đi cà kheo…

Lễ hội Trà Cổ được tổ chức vào mùa hè – mùa du lịch biển, là dịp du khách về đây tắm biển, nghỉ dưỡng nên thường thu hút sự quan tâm của rất đông du khách. Năm 2005, Lễ hội đình Trà Cổ với tục thi “Ông Voi” độc đáo đã được Sở VH-TT Quảng Ninh chọn đưa đi giới thiệu như là nét văn hoá tiêu biểu của Quảng Ninh tại Ngày hội Văn hoá các tỉnh Đông Bắc và đã được các tỉnh bạn đánh giá cao. Trong quy hoạch về định hướng phát triển của ngành Du lịch Quảng Ninh cũng như định hướng phát triển KT-XH TP Móng Cái, Trà Cổ được xác định là một trung tâm du lịch với tiềm năng là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Bãi biển Trà Cổ được mệnh danh là bãi biển trữ tình nhất Việt Nam cùng đình Trà Cổ, bia lưu niệm Bác Hồ, mũi Sa Vĩ v.v.. đã tạo nên sự gắn kết, hoà quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp văn hoá, làm cho Trà Cổ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách gần xa…

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn