Sầm Sơn và những lễ hội

Đến với Sầm Sơn, du khách không chỉ được đắm mình trước vẻ đẹp của bãi biển Sam Son trong xanh, hiền hòa và đầy thơ mộng mà dễ dàng cuốn hút bởi Sầm Sơn có những lễ hội truyền thống mang đậm nét đặc trưng văn hóa tinh thần của cư dân miền biển Sam Son xứ Thanh. tour du lịch Sầm Sơn

Các lễ hội truyền thống của thị xã Sầm Sơn trải dài quanh năm, tập trung nhất vẫn là vào mùa xuân – hè – mùa của lễ hội và du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa. Các lễ hội ở Sam Son thường gắn với các di tích, riêng Sầm Sơn Thanh Hóa có 17 di tích, gắn với đó là các lễ hội cấp làng, cấp xã, phường, thị. Một số lễ hội chính được đông đảo nhân dân khắp nơi kéo về Sam Son dự hội đó là: lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước – Sam Son (16-1 âm lịch), lễ hội đền Đề Lĩnh (làng Lương Trung – Sam Son, 16-1 âm lịch), lễ hội Bà Triều (làng Triều Dương – Sam Son, 10-2 âm lịch), lễ hội Cỗ oản chùa Khải Minh (phường Bắc Sơn – Sam Son, 1-3 âm lịch), lễ hội bánh chưng – bánh dày (12-5 âm lịch), lễ hội cầu ngư – bơi chải (15-5 âm lịch) và lễ hội khai trương hè  Sam Son (30-4, 1-5 dương lịch). Mỗi lễ hội đều mang những nét đặc sắc, có ý nghĩa riêng cho từng mùa, từng giai đoạn trong năm.
Bãi biển Sầm Sơn xinh đẹp
Bãi biển Sầm Sơn xinh đẹp

Thông tin hay cho bạn:

Mở đầu lễ hội Sầm Sơn và cũng là mở đầu cho một mùa du lịch của thị xã là lễ hội truyền thống Cầu phúc đền Độc Cước – Sầm Sơn, với phong tục cầu Thánh-Thần-Trời-Đất phù hộ cho quốc thịnh dân an, cầu cho nhân dân gặp nhiều thuận lợi trong lao động sản xuất, may mắn, bình yên trong cuộc sống. Ai đã từng tham gia hơn một lần lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước – Sầm Sơn, chắc hẳn còn nhớ, bắt đầu với nghi lễ rước kiệu của 8 đoàn: kiệu làng Núi, kiệu làng Triều, kiệu Bà Triều, kiệu Đề Lĩnh, kiệu chùa Lương Trung, kiệu làng Cá Lập, kiệu làng Hới, kiệu làng Lộc Trung đến từ 8 phường, xã của thị xã Sầm Sơn. Đoàn rước kiệu diễu hành qua các con đường, tuyến phố trong thị xã Sầm Sơn với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương rồi tập trung về sân đền Độc Cước – Sầm Sơn. Tại đây diễn ra lễ cầu phúc, lễ tế tôn ty – là những bài tế truyền thống đầy uy nghiêm, trang trọng biểu hiện tấm lòng thành kính đối với bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện ước mong của người dân Sầm Sơn trong năm mới. Sau đó, phần hội sẽ tiếp nối với các hoạt động thể dục – thể thao, vui chơi giải trí như: thi vật dân tộc, đánh cờ người, hát múa dân gian…

Lễ hội bánh chưng bánh dày Sầm Sơn
Lễ hội bánh chưng bánh dày Sầm Sơn

Trong giây phút linh thiêng ấy, chúng ta bồi hồi tưởng nhớ đến công lao của vị thần Độc Cước  – vị thần một chân,  đã tự xẻ đôi thân mình, một nửa ra khơi dẹp loài thủy quái, một nửa đứng trên hòn Cổ Giải, núi Trường Lệ – Sầm Sơn ngày đêm canh giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân chài. Vì thế, Thần Độc Cước được các triều đại ban sắc phong “Thượng đẳng Phúc Thần”, được nhân dân bốn mùa cúng tế. Di tích đền Độc Cước – Sầm Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962 và đưa vào danh mục những di sản cần được bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng. Cùng với đền Cô Tiên – Sầm Sơn, núi Trường Lệ, Hòn Trống Mái… đền Độc Cước – Sầm Sơn trở thành một địa điểm du lịch, văn hóa nổi tiếng. Du khách đi lễ hội đầu năm thường đặc biệt quan tâm đến 3 nơi: Cửa Đạt – Phủ Na – Sầm Sơn, hay còn gọi là lên rừng, xuống biển. Theo quan niệm của người dân thì ở đây có đủ đặc trưng của cả 3 vùng tỉnh Thanh: vùng núi, vùng trung du và đồng bằng, điều quan trọng nữa là ý nguyện đã đến được với Cha, với Mẹ: “Mẹ Phủ Na, cha Độc Cước”.

Bên cạnh một số lễ hội được tổ chức tốt, phong phú thêm nội dung phần hội như các hoạt động thể thao, văn nghệ, nhưng vẫn có lúc, có nơi, chất lượng hoạt động lễ hội còn yếu, đơn điệu, nội dung nghèo nàn, thiếu cân đối giữa phần lễ và phần hội… Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thị xã đã tổ chức thực hiện và quản lý tốt các quy chế lễ hội, giám sát chặt chẽ, chủ động đấu tranh hiệu quả các biểu hiện cờ bạc, mê tín, dị đoan, tạo không gian lễ hội vừa trang nghiêm, vừa văn minh, lành mạnh, tạo dấu ấn tốt đẹp đối với người dân và du khách Sầm Sơn, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thị xã du lịch biển Sầm Sơn đang tiếp tục chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực, tăng cường hướng dẫn chuyên môn đến các chủ thể tổ chức lễ hội, phát huy sáng kiến để từng bước xây dựng mô hình lễ hội, bảo đảm khai thác, bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, thu hút được sự đầu tư đóng góp của khách thập phương và nhân dân, các tổ chức đoàn thể và nhà hảo tâm, nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động lễ hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa – thể thao, mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế – xã hội cho địa phương. Kể từ năm nay, khi lễ hội du lịch Sầm Sơn được tổ chức quy mô cấp tỉnh, thì các lễ hội truyền thống khác nên chăng cũng cần được nâng tầm quy mô tổ chức sao cho tương xứng, hoặc nên thành lập trang Web để quảng bá, thu hút rộng rãi hơn nữa du khách đến với Sầm Sơn ngày càng đông hơn…

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn