Tìm về công trình “Đà Lạt thu nhỏ” độc đáo

Ngôi nhà đất có mái hình bản đồ Tổ quốc thuộc công trình Đường hầm điêu khắc Đà Lạt thu nhỏ đã xác lập hai kỷ lục Guiness Việt Nam. Công trình không chỉ là bước đột phá về chất liệu mà còn bao hàm trong đó những câu chuyện thú vị về văn hoá.

Một sáng tháng 3, tôi ngồi uống café với những người bạn bên Bờ Hồ (Hà Nội), anh bạn người Sài Gòn đã có nhiều năm sống ở Đà Lạt nói với tôi rằng: “Thành phố du lịch Đà Lạt là một thành phố rất biết cách giữ chân người, ai đã sống, gắn bó lâu năm thì khó lòng bỏ Đà Lạt, đi miết rồi cũng về với Đà Lạt thôi”.

“Chỉ một ngày để có được hình dung trọn vẹn về xứ sở ngàn hoa có phải là điều quá tham lam không?”, tôi hỏi. “Không hề khó thực hiện đâu, đến thăm đường hầm điêu khắc Đà Lạt thu nhỏ bên hồ Tuyền Lâm đi”, anh bạn tôi gợi ý.

Lời giới thiệu đó vô hình thôi thúc tôi vượt hơn 1.600km tới Đà Lạt. Từ trung tâm thành phố theo đường Triệu Việt Vương, xuôi 8km vào hồ Tuyền Lâm, đi đến cuối con đường, đập vào mắt tôi là dải taluy cao trên 11m với những tác phẩm nghệ thuật được khắc nổi, đắp đất cầu kỳ và tinh xảo.

Giữa những khu du lịch sinh thái có kiến trúc na ná nhau mọc lên ngày càng nhiều ở Đà Lạt, Dự án Đường hầm điêu khắc là mảng màu hoàn toàn khác biệt. Với sự giúp đỡ về mặt tư liệu lịch sử của các sở, ban, ngành tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý Dự án cùng hàng trăm nghệ nhân, hoạ sỹ đã từng bước làm nên một cuốn từ điển sống khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đà Lạt qua 120 năm.

Toàn bộ cụm công trình được bao bọc bởi chiếc “ghế rồng Việt” dài 1,2 km uốn lượn với thế vươn lên mạnh mẽ, chắc chắn. “Mượn câu chuyện kiến trúc, chúng tôi muốn gửi gắm khát vọng về sự phát triển phồn vinh của đất nước”, anh Trịnh Bá Dũng – Chủ tịch HĐQT và anh Trần Việt Nghĩa – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Đà Lạt – chủ nhân công trình chia sẻ.

Công trình được mệnh danh "Đà Lạt thu nhỏ"
Công trình được mệnh danh “Đà Lạt thu nhỏ”

Đường hầm điêu khắc là sự đột phá về chất liệu. Từ đất đỏ kết hợp với một số phụ gia không nung, chủ nhân công trình đã sáng tạo ra một chất liệu xây dựng mới. Độc đáo hơn, những nguyên liệu đến từ đất mẹ cũng được tận dụng tạo thành màu sơn bền với thời gian, thân thiện với môi trường. Đà Lạt – Nha Trang là nơi tránh nắng tuyệt vời cho du khách trong hè này.

Chuyến hành trình khám phá câu chuyện về sự hình thành Đà Lạt qua hàng trăm năm được gói gọn trong vài chục phút đi bộ bắt đầu từ đuôi rồng và kết thúc ở đầu rồng. Đằng sau công trình kiến trúc là một câu chuyện dài bất tận. “Lịch sử hình thành Đà Lạt được khắc hoạ từ thưở hồng hoang, chưa có dấu chân người, chỉ có đá và nước cùng các loài muông thú trong rừng như rắn, rùa, voi, cho đến khi xuất hiện người dân tộc với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như giã gạo, uống rượu cần, đánh cồng chiêng… Những nếp nhà rông của đồng bào cũng được tái hiện. Hình ảnh điêu khắc rùa cha dẫn đàn con tháo chạy trong khi rùa mẹ trụ lại chiến đấu sinh tồn với loài rắn khổng lồ như một ẩn dụ về chế độ mẫu hệ trong đời sống của người Cơ Ho – dân tộc sinh sống lâu đời ở Lâm Đồng”, anh Nghĩa giới thiệu khi dẫn tôi đi thăm công trình.

Hợp phần đầu tiên của công trình được thực hiện hoàn tất là ngôi nhà đất. Ngôi nhà có thế dựa lưng vào núi, hướng mặt ra hồ Đà Lạt, trên nóc nhà nổi bật hình ảnh tấm bản đồ Tổ quốc thiêng liêng. Mặt tiền ngôi nhà được điêu khắc đầy đủ bộ chữ quốc ngữ và câu chuyện ngụ ngôn thú vị: “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”. Ngoài ra du khách mà đi Đà Lạt vào mùa mận chín thì cũng rất tuyệt vời nữa đó.

Toàn bộ nội thất trong nhà đều được làm từ đất Đà Lạt và hoàn toàn có thể sử dụng được như: bàn ghế, giường ngủ, nhà tắm, bồn rửa tay, lò sưởi,… Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận hai kỷ lục từ tháng 9/2013. Kỷ lục thứ nhất là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất, kỉ lục thứ 2 là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.

You May Also Like

About the Author: Bá Toàn